Theo các chuyên gia, mang thai thực sự có khả năng dẫn đến một số vấn đề liên quan đến răng và nướu. Thông thường, chúng chủ yếu phát sinh do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng như như cầu canxi của thai nhi. Do đó, trong thời gian này, bạn có thể tránh xa bất kỳ vấn đề nha khoa nào nếu như bạn: Hấp thụ canxi đầy đủ cho cả bạn và bé. Giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Đến gặp nha sĩ đúng định kỳ. Đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến nướu phát sinh trong giai đoạn thai kỳ và mẹ bầu sinh non. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 100 phụ nữ mang thai mắc các bệnh nha chu mãn tính, có đến 18 mẹ bầu được báo cáo đã sinh non. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bạn biết cách chữa đau răng cho bà bầu hoặc chăm sóc mẹ bầu đúng phương pháp trong giai đoạn này, tỷ lệ rủi ro sinh non có thể giảm đáng kể. 2. Bà bầu bị đau răng: nguyên nhân do đâu? Đối với trường hợp bà bầu bị đau răng, một số yếu tố dưới đây có khả năng là nguyên nhân thường thấy, bao gồm: 2.1. Đau răng do ốm nghén Ốm nghén thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ Thực tế, ốm nghén có thể là một trong những lý do khiến bạn gặp rắc rối với cơn đau răng trong giai đoạn mang thai. Khi axit dạ dày trào đến khoang miệng, nó có nguy cơ khiến tình trạng sâu răng phát triển, từ đó dẫn đến đau răng. 2.2. Rối loạn hormone Sự rối loạn nội tiết tố (hormone) trong cơ thể khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị viêm nướu hơn bình thường, từ đó tạo tiền đề cho các vấn đề về răng và nướu khác nhau phát sinh. 2.3. Chế độ ăn uống hàng ngày Cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của răng miệng Khi đang mang thai, bạn sẽ cần thay đổi một số thói quen ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như tăng lượng sữa hấp thụ trong mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống nhiều sữa hoặc dùng nhiều sản phẩm chứa đường có nguy cơ gây tăng khả năng một số vấn đề về răng miệng phát sinh. 2.4. Thiếu hụt canxi Vào thời điểm này, nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng lên đáng kể so với trước đó. Điều này có thể giải thích bởi không chỉ cơ thể bạn, ngay cả thai nhi cũng cần loại khoáng chất này để phát triển. Do đó, nếu bạn không hấp thụ đủ lượng canxi thiết yếu trong thai kỳ, cơ thể sẽ tự động “bào mòn” lượng canxi có sẵn để lấp vào. Khu vực dễ bị tác động nhất là răng. Lúc này, cơn đau răng sẽ phát sinh. 2.5. Tăng sự nhạy cảm Mang thai có thể làm cho nướu và răng của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Đồng thời, điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề liên quan đến răng miệng khi bạn: Đánh răng không đúng cách Không đánh răng thường xuyên Sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp Nguồn: https:/hapacol.vn/tin-tuc/tim-hieu-cach-chua-dau-rang-cho-ba-bau/